Bài viết đã được cập nhật vào:
Apple macOS 10.15 Catalina là gì?
Apple vừa cho biết hệ điều hành macOS 10.15 tiếp theo sẽ có tên mã chính thức là Catalina, phiên bản tiền nhiệm là macOS 10.14 Mojave. macOS Catalina hứa hẹn sẽ cung cấp cho những tính năng thú vị hơn cho những ai yêu thích các dòng máy Mac, nổi bật là việc trải nghiệm âm nhạc, tivi và podcast trong ba ứng dụng Mac hoàn toàn mới.
Bên cạnh đó, người dùng có thể chạy các ứng dụng yêu thích trên iPad ngay cả khi dùng máy Mac với sự hỗ trợ của hệ điều hành này.
Máy ảo VMware Workstation Pro là gì?
VMware Workstation là một chương trình cho phép bạn chạy một máy ảo trên máy tính vật lý. Máy ảo này sẽ chạy độc lập. Máy ảo là môi trường khá lý tưởng để bạn chạy thử các hệ điều hành mới như Linux, truy cập các trang web có độ tin cậy thấp, tạo môi trường điện toán đặc biệt cho trẻ em, kiểm tra ảnh hưởng của virus máy tính…. Bạn thậm chí có thể in và plug in USB drive. Nói chung lại thì nó như một bộ máy tính thật để bạn có thể cài hệ điều hành lên đó và sử dụng dụng như một máy tính riêng biệt và hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cài hệ điều hành macOS 10.15 lên máy ảo VMware Workstation.
Chuẩn bị những thứ cần thiết!
Để có thể cài được macOS 10.15 lên máy ảo VMware Workstation chúng ta cần những phần mềm sau:
- Phần mềm VMware Workstation 15.0 + Active Key
- File Image macOS Catalina Virtual Disk Image
- Công cụ Unlocker – Master
Tải xuống bộ cài đặt macOS 10.15 Catalina lên Windows 10 bằng VMware:
Phần mềm VMware Workstation 15.0 + Active Key:
Download VMware Workstation 15.0 Link 1Download VMware Workstation 15.0 Link 2Download VMware Workstation 15.0 Link 3
File Image macOS Catalina Virtual Disk Image:
Download macOS Catalina Virtual Disk Image Link 1Download macOS Catalina Virtual Disk Image Link 2Download macOS Catalina Virtual Disk Image Link 3
Công cụ Unlocker – Master:
Download Unlocker - Master Link 1Download Unlocker - Master Link 2Download Unlocker - Master Link 3
Sau khi đã có đủ các thứ cần thiết, chúng ta tiến hành cài hệ điều hành macOS 10.15 Catalina lên máy ảo VMware Workstation thôi nào!
Hướng dẫn cài đặt macOS 10.15 Catalina lên Windows 10 bằng VMware.
Bước 1: Cài đặt máy ảo VMware Workstation 15.0.
Bước này đơn giảm thôi, các bạn mở thư mục “[Kynangso.net] VMware Workstation 15.0” > “Setup” > chạy file “VMware-workstation-full-15.0.0-10134415.exe“.
Nhấn NEXT > NEXT … cho đến khi cài đặt xong phần mềm! các bạn tiến hành mở phần mềm lên.
Bước 1.2: Key Active máy ảo VMware Workstation 15.0.
Khi mở phần mềm VMware Workstation 15.0 lên, bạn sẽ được yêu cần phập Key để Active phần mềm.
Vâng, các bạn mở thư mục “[Kynangso.net] VMware Workstation 15.0” > mở file Key.txt lên và copy 1 trong các Key, nhập vào VMware Workstation, nhấn Continue là xong!
Chú ý: trường hợp Key không nhận hoặc phát sinh lỗi, bạn thử những key khá nhé.
Bước 2: Cài đặt Patch Tool (Unlocker – Master).
Vì VMware Workstation 15.0 không hỗ trợ chạy ảo cho hệ điều hành macOS nên chúng ta cần dùng tools để custom thêm tính năng này cho VMware Workstation 15.0. rất may là đã có công cụ Unlock-master giúp chúng ta thực hiện điều này, rất đơn giản các bạn chỉ cần:
mở thư mục “[Kynangso.net] unlocker-master” > “unlocker-master” > tìm đến file “win-install.cmd“, Click chuột phải vào nó và chọn “Run as Administrator”
Một cửa sổ Command Prompt sẽ hiện lên, tự động thực hiện thiết đặt và sau đó sẽ tự đóng lại, thế là xong bước Cài đặt Patch Tool.
Bước 3: Tạo một máy ảo trên VMware Workstation.
Sau khi đã cài xong phần mềm VMware Workstation 15.0 và cài đặt xong Patch Tool, các bạn mở VMware Workstation 15.0 lên để chúng ta tiến hành tạo một máy ảo.
Để tạo một máy ảo, tại màn hình home của phần mềm VMware Workstation các bạn chọn “Create a New Virtual Machine”
Tiến hành chọn và thực hiện các bước như hình dưới:
Tiếp theo là đặt tên cho máy ảo, chọn vị trí lưu trữ máy ảo, cấp dung lượng ổ đĩa cho máy ảo, sau đó nhấn Finish. các bước như hình bên dưới:
Bước 4: Thêm ổ đĩa chứa bộ cài macOS 10.15 Catalina vào máy ảo.
Đã tạo được một máy ảo, chúng ta tiến hành chỉnh một chút cho thông số cấu hình của máy ảo như RAM, CPU ….
Trên giao diện máy ảo, các bạn chọn “Edit virtual machine settings”
Cửa sổ mới hiện lên như hình trên, các bạn chọn “Add…”
Thực hiện các bước thiết đặt như hình dưới:
Bước cuối cùng, các bạn trỏ đến file Image “macOS Catalina Virtual Disk Image” mà bạn đã tải ở bước đầu sau đó nhấn Finish.
Bạn cũng có thể chỉnh lại vùng RAM, Processors cấp cho máy ảo ở bước này, thường mình sẽ đặt khoảng 25% – 50% dung lượng RAM của máy.
Bước 5: Chỉnh sửa VMX File.
Bước này siêu đơn giản luôn. bạn tìm đến thư mục chứa máy ảo như bạn đã chọn ở bước 3, mặc định là: D:\Documents\Virtual Machines\macOS 10.14.
tìm đến file “macOS 10.14.vmx” và thêm vào cuối cùng dòng: smc.version = “0”.
Hoặc bạn có thể chạy cmd của máy tính bằng Run as Administrator và dán lệnh dưới vào cửa sổ cmd sau đó nhấn Enter, lệnh này sẽ giúp bạn làm việc edit file ở trên.
echo.>>"%ProgramData%\VMware\VMware Workstation\config.ini" echo smc.version = "0">>"%ProgramData%\VMware\VMware Workstation\config.ini" |
Đơn giản vậy thôi,!
Bước 6: Chạy cài đặt macOS Catalina trên VMware.
Sau khi hoàn tất thiết lập, các bạn tiến hành chạy máy ảo!
Tại giao diện máy ảo, click chọn “Power on this ….” như hình dưới.
Sau đó các bạn chỉ cần đợi cho quá trình cài đặt hoàn tất.
Trong trường hợp màn hình chỉ thấy logo quả táo trong thời gian quá 5 phút, thì các bạn chuyển đến bước 6.1.
Bước 6.1: Khắc phục lỗi treo táo.
Như mình đã nói ở trên trong trường hợp màn hình chỉ thấy logo quả táo treo trong thời gian quá 5 phút thì các bạn đã bị lỗi treo táo, giờ đây việc của bạn là tắt máy ảo đó đi.
Trên giao diện máy ảo, các bạn chọn “Edit virtual machine settings” và chuyển sang tab Options.
Tiến hành thiết lập như hình dưới sau đó nhấn OK và thực hiện lại bước 6.
Bước 7: Tạo phân vùng bộ nhớ trên máy ảo.
Sau khi chạy thành công ở bước 6. các bạn sẽ thấy như hình dưới:
Chọn vào “Disk Utility” để tiến hành tạo phân vùng.
Ở cột bên trái, bạn sẽ nhìn thấy đĩa cứng ảo mà bạn đã tạo ở trên (VMware Virtual…). Chọn nó và nhấn vào nút Erase.
Tiến hành thiết lập như hình dưới:
Điền tên cho phân vùng và chọn “Mac OS Extended (Journaled)” ở phần Format, sau đó nhấn Erase.
OK, đóng cửa sổ ấy đi và chuyển sang bước 8.
Bước 8: Thiết lập macOS Catalina.
Bước này rất đơn giản, chỉ cần thiết lập đơn giản để có thể bắt đầu sử dụng MacOs là xong!
Các bạn tự làm nhé!
Done!!! Chúc mừng!!!
Vậy là xong. chúng ta đã cài đặt thành công macOS 10.15 Catalina lên Windows 10 bằng VMware, quá tuyệt vời đúng không nào!
Ok, giờ thì chúc các bạn thành công! Trong quá trình cài đặt macOS 10.15 Catalina lên Windows 10 bằng VMware nếu có vấn đề phát sinh các bạn có thể comment ở dưới nhé, mình sẽ giải đáp chi tiết 🙂 !
cấu hình tối thiểu yêu cầu có thế cài đặt chạy mượt mà là gì vậy ạ?
Ban ơi, màn hình táo load được 10% thì máy ảo tự khởi động lại, cứ vậy 4 lần thì máy ảo thoát ra màn hình boot luôn. Đó là lỗi gì bạn nhỉ?
Cho mình xin lại link phần mềm unlocker với mọi người
mình vẫn bị treo táo sau khi làm xong bước 6.1, có ai chỉ mình fix ko
Mình tải về nhưng không có pass giải nén, bạn gủi cho mình qua mail giúp nhé. Cảm ơn